Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

17048223
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
4668
11403
36449

Articles

Hỏi Đáp 34- CÔNG TRÌNH THỜ CÚNG

Hỏi: Xin GS cho biết tại sao dân ta lại xây nhiều chùa, đình đền đến thế? hầu như khắp thôn xã đều có? Như vậy có tác dụng gì?

Hoàng văn Ban, Hà Nội.

Trả lời: Hệ thống các công trình thờ cúng là để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng dân cư ở các địa phương. Ở nước nào cũng có, không cứ gì ở nước ta. Mỗi nước có phong tục thờ cúng khác nhau, nên tính chất các công trình thờ cúng cũng có khác. Công trình thờ cúng có thể có dòng Phật như chùa, đình, nhà thờ, miếu, hoặc dòng Trời như các miếu, điện thờ, dòng Mẫu như các đền miếu thờ Đức Thánh Mẫu, đền thờ các vua chúa, và dòng Thánh như các nhà thờ Thiên chúa giáo hoặc các đạo giáo khác.

    Dưới đây tác giả chỉ nêu một số công trình thờ cúng ở nước ta theo các dòng Phật, Trời, Mẫu và Thánh để bạn đọc tham khảo. Nhưng trước tiên, bạn đọc không được coi các công trình này mang tính “mê tín”, hoặc “mê tín dị đoan”. Thực tế các công trình này là nơi để giao lưu giữa hai loài người đang tồn tại song hành trong vũ trụ, đó là người Trần và người Trời. Thử hỏi, nếu bạn muốn gặp Đức Phật mà không có chùa thì bạn gặp ở đâu? Nếu bạn muốn gặp Đức Thánh Trần, hay Đức Thánh Lý Bát Đế (8 vị vua nhà Lý) mà không có đền thì bạn gặp ở đâu? Đó là cái hay của người xưa xây dựng các công trình này. Bạn nên nhớ rằng, họ xây dựng một cách công phu với nghệ thuật kiến trúc công trình và tạc tượng rất cầu kỳ nguy nga. Có công trình xây đến vài chục năm mới xong. Đây là nền văn minh của loài người thể hiện ở hai khía cạnh: Một là họ thông minh, biết phối hợp loài người ở 2 cõi giới vô hình và hữu hình, tức người Trần và người Trời, để giúp cho người Trần. Thời nay ta hầu như quên nền văn minh này của người xưa. Hai là bảo tồn được nền văn hóa kiến trúc công trình cổ bằng những công trình cụ thể.

1- Công trình thờ cúng thuộc dòng Phật 

    Đó là hệ thống các chùa, đình, nhà thờ, miếu theo cách gọi của người Việt Nam.

1) Chùa 

    Ở Việt Nam các chùa là để thờ Phật. (Nhưng ở một số nước Chấu Á người ta có thể gọi nơi thờ Phật là đền). Ngoài ra, chùa ở VN cũng có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế (NHTĐ) là thuộc Nhà Trời. Tuy nhiên, NHTĐ chỉ về chùa mỗi khi có lời mời của Đức Phật vào những ngày đại lễ của chùa, như ngày Phật đản, ngày Tết âm lịch, một số ngày rằm (như rằm tháng Giêng, tháng Bảy...), vì ngài là khách sang của Đức Phật. Còn ngày thường thì NHTĐ không về chùa.

    Các chùa cổ VN thường thờ nhiều thế hệ Phật, trong khi ở một số nước chỉ thờ Đức Phật thường trụ là Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong các chùa ở Miền Bắc VN thì ngoài thờ Phật, còn thờ các vị La hán, các vị Bồ tát nhiều cấp bậc, các hàng Thiên Quan (như Đức Ông, Đức Thánh Hiền v.v...). Các vị này thời tại thế thường làm quan trong triều cỡ ngũ phẩm (tương đương chức vụ trưởng ở các Bộ hiện nay), hoặc quan cấp tỉnh (tương đương cỡ chánh phó chủ tịch tỉnh hiện nay). Đức Ông là một Thiên quan cai quản mọi hoạt động của chùa. Bạn vào chùa làm bất cứ điều gì ngài đều biết. Bạn bỏ vào tiền hòm công đức bao nhiêu ngài cũng biết. Bạn lấy cắp tiền lễ của chùa sẽ bị ngài ghi sổ và có ngày ngài sẽ đòi lại. Vào lễ chùa, đầu tiên bạn phải vào lễ trình Đức Ông. Bạn vào chùa thì ban Đức Ông nằm bên tay phải bạn. Lễ Đức Ông xong thì xin phép cho vào lễ Phật, bấy giờ mới được đặt lễ ở Phật điện (gian giữa chùa) và lễ Phật. Lễ Phật xong mới đi lễ các ban khác. Rất nhiều người đang làm sai cái quy trình này.   

2) Đình 

    Đình là nơi thờ các bậc Thiên quan, gọi là Đức Thành hoàng làng. Các vị này là những người khi tại thế đã có công với dân làng, hoặc đã từng làm quan cấp tỉnh hoặc quan trong triều được dân trong vùng kính trọng. Thần hoàng ở đình có 4 bậc, mặc áo gấm, mũ cánh chuồn, chân đi hia. Bậc 1 đến 2 thì không có đai ngang bụng. Bậc 3, 4 mới có đai bụng. Các bậc này do cõi âm chỉ định tùy theo hàm cấp khi còn sống. Thí dụ quan cấp tình và quan trong triều, và các quan thuộc dòng Hoàng tộc thì đều là Thần hoàng bậc 4.  Bạn vào đình làm gì Thành hoàng đều biết. Bạn công đức bao nhiêu tiền không cần bảo ngài cũng biết. Bạn lấy cắp tiền lễ hoặc lấy cắp đồ thờ (như ống cắm hương đồng, chân nến đồng...) ngài sẽ ghi sổ, có ngày sẽ đòi lại. Bạn ăn cắp nhà dân trong thôn xã sẽ có ngày bị ngài trị tội đấy. Đức Thành hoàng giúp duy trì trật tự kỷ cương trong thôn xóm của bạn.

    Hệ thống đình được xây cho từng thôn xóm hay xã, tùy theo quy mô dân số địa phương. Nhiều đình có quy mô xây dựng khá lớn và nghệ thuật kiến trúc cổ rất cao, được xếp hạng Di tích quốc gia.  Người xưa xây các đình xong thì mời các vị được tôn làm Thành hoàng về để thờ. Hàng năm cứ mỗi kỳ lễ của đình (như ngày giỗ Thành hoàng, các ngày lễ tết, ngày việc làng...) dân làng lại sửa lễ ra đình làm lễ. Thường mỗi xóm có một mâm lễ. Đình làng cũng là nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của làng, như hát tuồng, chèo, cải lương, ca kịch.

    

    Đình Hồng Thái, Tuyên Quang              

3) Nhà thờ 

    Nhà thờ có quy mô nhỏ hơn đình. Xây nhà thờ có thể là để thờ các vị có công với nước hoặc các danh nhân thuộc các triều đại. Cũng có khi các nhà thờ này được gọi là đền (như đền thờ Chu Văn An ở Chí Linh, Hải Dương v.v...). Vào các ngày lế tế và ngày giỗ người được thờ, người dân sửa lễ ra nhà thờ. Còn có hệ thống các nhà thờ Họ để tôn thờ tổ tiên một dòng họ nào đó. Con cháu tập hợp về làm lễ vào các ngày giỗ ông bà tổ tiên. Tùy theo quy mô nhà thờ và tầm cỡ uy danh người được thờ mà trong nhà thờ còn có thần cai quản là bậc Thiên quan- tương đương quan cấp tỉnh hay quan trong triều, hay Tôn quan (thần linh)- tương đương quan cấp huyện xã. 

 

       

       Nhà thờ dòng họ Nguyễn Thọ tại Ninh Hiệp, Bắc Ninh 

4) Miếu 

    Miếu là những công trình thờ những người đã từng có công, có uy danh như các vị tướng từng cầm quân đánh giặc, hoặc thờ các vị Thần (như thần núi, thân đất, thần nước). Miếu thường được xây lộ thiên bằng đá hoặc gạch xây. Cũng có khi một số công trình có mái che cũng gọi là miếu.

 

             

       Miếu thờ Sơn thần Thổ thần Thủy thần ở Đại Lải, Hà Nội. 

 

2- Công trình thờ cúng thuộc dòng Trời 

    Đó là hệ thống các miếu và các điện thờ trên núi. Đây là những công trình thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, các Thiên quan nhà Trời như thần lửa, thần sét, thần gió v.v... Thí dụ miếu thờ Trời ở trên núi Cổng Trời, Cao Bằng. Ở VN ít có những công trình riêng lẻ thờ Trời, thường là kết hợp trong các công trình thờ cúng thuộc các dòng khác.

3- Công trình thờ cúng thuốc dòng Mẫu

    Gồm các đền hoặc miếu thờ Đức Thánh Mẫu trên núi, các điện thờ Mẫu tại gia, các đền thờ vua chúa các triều đại, các điện thờ các Ông Hoàng, Bà Mẫu, Cô Cậu...

    Đền dùng để thờ các vương triều như: Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. Những công trình này có xây ở khắp nơi từ Nam đến Bắc. Đền cũng có khi thờ các danh nhân cụ thể như đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Ngọc Hân công chúa...  

     

    Đền thờ Ngọc Hân công chúa tại Ninh Hiệp, Bắc Ninh.

 

    Điện dùng để thờ các Thánh Ông Hoàng, Bà Mẫu, hàng Quan, Cô Cậu có quy mô quốc gia hay quy mô một vùng nào đó. Các ông đồng bà cốt thì thường có điện thờ ở nhà mình.

    Các công trình thuộc dòng Trời nêu trên thường không có thờ Phật. Tuy nhiên cũng có một số nơi có thờ Phật. Các điện thờ của các ông đồng bà côt thì điện nào cũng có thờ Phật, nhưng qua khảo sát thì thấy khi cúng lễ không thấy Phật về (vậy thờ Phật đâu có dễ?).

4- Công trình thờ cúng thuộc dòng Thánh

    Đó là các nhà thờ Thánh thuộc các đạo giáo như nhà thờ Thiên chúa giáo thờ Đức Thánh Giêsu, Đền thờ Thánh Ala thuộc đạo Hồi, Tòa Thánh Tây Ninh thuộc đạo Cao Đài v.v...  

5- Mục đích xây dựng các công trình thờ cúng 

    Các công trình thờ cũng không phải chỉ để thỏa mãn tín ngưỡng của người, mà thực sự còn là để nhờ người được thờ giúp đỡ. Đây là cái rất thông minh của người xưa. Họ hiểu thế giới song hành 2 loài người là người Trần và người Trời, trong khi người Trời giỏi hơn ta. Vậy tại sao ta không nhờ họ giúp? Đây là cái hay của người xưa, thể hiện hiểu được quy luật của Trời Đất, không như ta hiện nay, do kém hiểu biết mà thường coi là mê tín dị đoan. U minh là vậy đấy!

    Khi xây có các công trình thờ cúng, loài người đã hình thành được một bộ luật vô hình, giúp mọi người có kỷ cương xã hội, sống có trật tự khuôn phép, không ai giám phạm thượng. Vì vậy mà xã hội trở nên có nền nếp, mọi người sống có đạo đức, tương thân tương ái, hạn chế nhiều tội phạm. Rất tiếc trong thời chiến tranh loạn lạc, cả ta và Tây đều phá các công trình này. Thật là vô cùng tai hại! Suốt dải Miền Trung đã phá mất rất nhiều đình chùa. Bây giờ tìm được một cái đình xưa ở đây rất khó. Thật là có lỗi đối với những người đã từng gian nan xây nên các công trình này! Kết quả là xã hội sống thiếu kỷ cương, tội nghiện hút cờ bạc, ăn cắp, cướp của giết người, tham ô tham nhũng phát sinh khắp nơi. Luật pháp không thể trị hết bạn này, người Trời thì không còn ai giúp ta trị tội chúng. Bây giờ một số nơi xây lại đình chùa đền, nhưng công trình mới xây do làm nhanh làm ẩu, nên thô kệch, kiến trúc không ra kiến trúc, tượng không ra hồn tượng, chẳng có gì đáng gọi là nền văn hóa cổ cả. Thôi thì nó cũng giúp có chỗ mà giao lưu với người Trời, người dân cũng có chỗ để mà thể hiện tín ngưỡng. Nhiều nơi do giữ được hệ thống đình chùa và chăm nom thờ cúng chu đáo mà dân trong vùng được thịnh vượng. Ngược lại, vì phá chùa đình đền và thờ ơ với việc thờ cúng mà xứ mình cứ nghèo. Nhờ có ngôi đình rất linh thiêng ở xã Hồng Thái, Tuyên Quang mà trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, trai làng ra trận không có ai tử trận. Duy nhất xã Hồng Thái hiện nay không có nghĩa trang liệt sỹ. Trước đình có phiến đá tròn, to bằng cái mâm, với cột khí thiêng 5 màu: xanh đỏ trắng vàng đen, cuộn lấy nhau bốc lên cao. Năm 1946 cụ Hồ đã đứng cạnh phiến đá này đọc lời hiệu triệu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lời hiệu triệu do đó rất linh thiêng, được toàn dân hưởng ứng. (Có lẽ cụ Hồ biết đây là cột khí thiêng nên đã không đứng lên phiến đá, mà chỉ đứng bên cạnh?).

    Qua kinh nghiệm chữa bệnh cho những người bị Thành hoàng làng ở các đình hoặc Đức Ông ở các chùa phạt vì tội ăn cắp đồ thờ hoặc tiền lễ từ những kiếp trước, tác giả mới thấy có quá nhiều đình chùa khắp nước ta đã bị phá. Người bệnh cần tìm lại đình chùa xưa để về tạ tội với các Ngài Thành hoàng thì rất khó khăn. Có đình ở Miền Trung bị phá trong chiến tranh, nay có một nhà mà ông cha đời trước đã thu thập đồ thờ của đình bị phá về lập một ban thờ để tiếp tục thờ Thành hoàng làng tại nhà mình. Người bệnh phải lặn lội về tìm cho được nơi thờ này, và đã được Thành hoàng đang phạt tha tội, bệnh khỏi. Chỉ có ngài Thành hoàng chỉ cho mới có thể biết được chỗ thờ này. Thật là quý hóa! Lại có một số Thành hoàng do đình bị phá mà về làm hàng Quan trong các chùa. Người đã mắc tội với các ngài trước đây ở đình, nay phải tìm được các ngài đang ở chùa nào để mà về chùa đó tạ tội.

 

Chú thích: 

- Có quá nhiều người đang bị Thành hoàng các đình, Đức Ông các chùa và Thần ở các miếu phạt cho mắc bệnh không thể chữa được, vì những kiếp trước đã lấy cắp tiền lễ, lấy cắp đồ thờ, hoặc làm ô uế ở những chỗ linh thiêng này. 

- Đừng ăn cắp. Mọi ăn cắp ở bất cứ đâu đều sẽ đều bị trị tội, không trước thì sau, không ai thoát được! 

 

GSĐích