Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

17024945
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
7275
5896
13171

Articles

Hỏi đáp 6. PHONG THỦY LÀ GÌ?

Question & Answer 6- Whats is Feng Shui?

Hỏi: Nhóm nghiên cứu Phong thủy của chúng tôi rất thích thú khi đọc sách của GS. Nhưng có điều chưa hiểu: Tại sao người ta gọi là Phong thủy? Theo nghĩa thường thì Phong là gió, Thủy là nước, chẳng lẽ Phong thủy là Gió Nước hay sao? Xin GS giải thích cho điều này.

Hoàng An- TP Vinh

Trả lời: Muốn hiểu định nghĩa Phong thủy là gì có lẽ ta cần xem đến bản chất của Phong thủy và lịch sử Phong thủy (PT).

   Bản chất của PT là giải quyết 2 vấn đề: Khí và Thiên Nhân tương ứng (hay Thiên Địa Nhân-TĐN- hợp nhất). Nếu PT giải quyết cho nhà thì là Khí và TĐN hợp nhất cho nhà. Nếu cho một đô thị hay một khu ở thì là Khí và TĐN cho đô thị hoặc khu ở. Nếu cho nghĩa trang hay phần mộ thì là Khi và TĐN cho nghĩa trang hay khu mộ, v.v... Sở dĩ PT giải quyết 2 vấn đề này vì Khí giúp cho con người khỏe mạnh sáng suốt, TĐN hợp nhất tức là được Trời Đất giúp. Hai yếu tố này là cơ sở của cuộc sống khỏe mạnh, ăn nên làm ra, sinh con đẻ cái, thành đạt mọi mặt. Cho nên các bạn cần nhớ mục tiêu của PT là giải quyết 2 cái đó.

   Khí là gỉ? Đó là khái niệm chỉ một sự tồn tại vật chất trong tự nhiên ở dạng Khí. Khí không phải là không khí, cũng không phải là gió. Khí có 5 màu: xanh đỏ trắng vàng đen. Người thường chỉ có thể cảm nhận được Khí mà không nhìn thấy nó. Nhưng người khai mở mắt thần thì nhìn thấy màu của Khí. Đó là những màu rất sáng trong và rất linh. Trong tự nhiên có xuất hiện những cột khí thiêng đủ 5 màu cuồn cuộn bốc lên suốt ngày đêm. Người xưa cố gắng tìm nơi có cột khí thiêng này để xây đình đền chùa miếu. Vì vậy người ta đã làm cờ phướn hình vuông ngũ sắc xanh đỏ trắng vàng đen để treo mỗi khi có hội đình đền chùa. Cờ Phướn đại diện cho 5 màu của Khí, nên cần có đủ 5 màu thì mới linh. Ngày nay do không hiểu, nhiều nơi làm cờ Phướn không đủ 5 màu, mà chỉ có 4 (thí dụ không có màu trắng, lại có đến 2 màu vàng). Như vậy thì cờ treo chơi thế thôi, chứ tính linh thì không có. Phù hiệu thể thao quốc tế người ta cũng làm 5 vòng tròn có 5 màu lồng nhau là xanh đỏ trắng vàng đen. Nhưng vì nền cờ màu trắng nên vòng trắng người ta phải cho ngả sang một màu nhạt khác để nhìn cho rõ. Tuy nhiên vì có nền cờ màu trắng rồi nên cờ này vẫn đủ 5 màu để có tính linh. Có ý‎ kiến cho rằng 5 màu vòng tròn là tượng trưng cho màu da của các dân tộc trên thế giới, nhưng loài người làm gì có dân tộc nào màu da xanh?

   Người xưa hiểu mục tiêu của PT là Khí, mà Gió thì dẫn Khí, nên Gió rất quan trọng, vì vậy mới gọi là Phong. Thực ra, phải hiểu Phong ở đây là phương tiện dẫn Khí.

   Còn Thủy thì đích thực là Nước rồi. Nước có đặc tính đẫn Khí và chặn giữ Khí. Nước chảy Khí theo, nước chặn Khí dừng. Dòng sông nước chảy sẽ cuốn Khí đi theo. Nước ngầm chảy trong lòng đất cũng cuốn Khí đi theo trên mặt đất. Nhưng dòng Khí đang đi mà gặp nước thì bị chặn lại. Thí dụ: Khí được gió Đông Nam dẫn từ biển Đông vào vùng đồng bằng miền Bắc nước ta, gặp vùng núi phía Tây Bắc bị giữ lại. Khí không thể quay lại biển vì bị nước biển chặn lại. Kết quả Khí chỉ có thể vào mà không thể ra. Lâu ngày, qua hàng nghìn năm đã tạo thành vùng đồng bằng Bắc bộ lúc nào cũng vượng Khí, cái nôi của nền văn hóa lúa nước ở nước ta. Vì vậy người xưa đi tìm cột Khí là tìm nới có nước và gió dẫn Khí và có nước giữ Khí lại. Đó là những nơi có trường Khí tốt, người ở đây sẽ khỏe mạnh, ăn nên làm ra, xây công trình thờ cúng thì dễ linh. Điểm tụ Khí mạnh sẽ tạo thành cột khí thiêng với đủ 5 màu gọi là Huyệt khí. Các thầy PT ngày xưa đi tìm các huyệt này để đặt mộ, với hy vọng con cháu đời sau sẽ làm quan.

    Như vậy PT có nghĩa đen là Gió Nước, chính là đề cập 2 phương tiện dẫn và giữ Khí để tụ nó lại. Mà muốn có Khí thì phải tìm hướng chuyển động của gió, đường đi của nước và điểm có nước chặn. Hai phương tiện Gió và Nước này chính là Phong và Thủy.

   Các thầy địa lý ngày xa xưa chỉ đi tìm huyệt Khí nên ngày ấy chỉ quan tâm Gió và Nước, gọi là Phong thủy. Dần dần người ta thấy chỉ Khí thôi chưa đủ, mà còn cần đến vế thứ 2 là sự trợ giúp của Trời Đất. Do đó PT hình thành ra 2 mục tiêu là Khí và Thiên Nhân tương ứng. Nhưng từ Phong thủy vì đã có từ lâu, nay không thay đổi, chỉ gọi là Phong thủy mà thôi. Tuy nhiên ta phải hiểu PT giải quết 2 vấn đề là Khí và Thiên Nhân tương ứng hay TĐN hợp nhật.

   Vậy PT là phạm trù liên quan đến Gió và Nước, nhưng không phải là Gió và Nước. Gió và Nước chỉ là phương tiện để có Khí- mục tiêu của PT- mà thôi.

GS Đích.