Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

17024955
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
7285
5896
13181

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢ

 1- Nhân Quả là gì?

    Nhân Quả là quy luật vận động khách quan trong duyên khởi cuộc đời của mỗi con người. Đây là cặp phạm trù sinh- sinh (Đạo Phật gọi là “Năng sinh” và “Sở sinh”), nghĩa là sinh gì thì sinh lại nấy, gieo gì được nấy- gọi là Nhân nào Quả ấy. Nói dễ hiểu thì gieo lúa được lúa, gieo đỗ được đỗ. Nhân thiện thì Quả thiện, Nhân ác thì Quả ác. Đây là luật khách quan của vũ trụ.

    Nhân Quả ở đây là nói đến những tác nhân sinh ra từ suy nghĩ trong tâm sâu của mỗi người, biểu hiện ra thành những hành động thiện ác cụ thể, tạo nên những kết quả tốt xấu về sau. Cũng có tài liệu gọi luật Nhân Quả là luật Nghiệp Báo, và giải thích rằng Nghiệp thiện thì Báo thiện, Nghiệp ác thì Báo ác. Giải thích như vậy là chưa chuẩn xác theo lời Đức Phật về Nhân Quả. Nhân Quả là tính cả Nhân tốt Quả tốt, Nhân xấu, Quả xấu. Khái niệm Nghiệp chỉ nói đến hành động sinh ra từ tâm xấu, tâm ác. Kết quả là phải nhận quả báo xấu về sau. Nghĩa là phải trả cho cái Nghiệp mà mình đã sinh ra. Nghiệp có sức mạnh đòi phải trả, gọi là Trả nghiệp. Sinh Nghiệp thì phải Trả Nghiệp. Ai sinh nấy trả và phải trả đủ. Cho nên không có Nghiệp tốt. Còn Nhân Quả thì có cả tốt và xấu.

    Trong Kinh Phát nguyện tu hành, Đức Phật khi giảng cho các đệ tử về Nhân Quả đã lấy nhiều thí dụ rất cụ thể, xin giới thiệu một số ở đây như sau:

-        Người nay nghèo cùng là vì đời trước đã tham xén;

-        Người nay cao quý vì đời trước đã lễ bái chư Phật;

-        Người đời nay tắc mũi vì đời trước đã đốt hương không tốt cúng dường Phật;

-        Người nay sống lâu là vì đời trước đã có từ tâm;

-        Người đời nay giàu có vì đời trước đã chịu khổ mà bố thí;

-        Người đời nay thông minh vì đời trước đã ham học và tụng Kinh;

-        Người đời nay là thầy thuốc lừa dối chữa bệnh để tham tiền thì chết sẽ đoạ vào địa ngục;

-        Người đời nay đổ nước vào rượu để bán thì đời sau đoản thọ;

-        Người đời nay hay nói dối thì đời sau sẽ bị người đời phỉ báng hoặc hay bị lừa gạt;

-        Người đời này đứng ra xây chùa, tháp, tịnh xá thì đời sau có thể thống lĩnh thiên hạ, mọi người nể phục;

-        Đời này từ tâm bố thí, đời sau giàu có tự nhiên;

-        Đời này giữ giới, sáng thân thì đời sau oai nghi, là bậc tối thắng trong loài người.

-        V.v…

    Những lời Đức Phật nêu trên cho ta thấy rõ Nhân nào Quả ấy.

2- Nhân Quả diễn ra như thế nào?

    Quy luật Nhân Quả diễn biến tự nhiên, như là cái đương nhiên, không có gì ngăn cản được. Khi ta gieo một Nhân thì lập tức một Quả đã xuất hiện chờ ta phía sau. Nói dễ hiểu thì khi ta làm một điều gì tốt hay xấu, lập tức đã hình thành một kết quả tốt hay xấu tương ứng chờ ta về sau để trao lại cho ta. Nhất định ta phải nhận kết quả này. Vấn đề chỉ còn là bao giờ nhận mà thôi. Có khi nhận được trực quan ngay ở kiếp đời này. Có khi nhận ở kiếp sau hoặc nhiều kiếp sau nữa.

    Một người kiếp trước là nữ du kích thời chống Pháp đã tham gia phá chùa theo lời kêu gọi của cấp trên thực hiện “vườn không nhà trống”. (Thực ra cấp trên không chỉ đạo phá chùa, mà chỉ kêu gọi thực hiện vườn không nhà trống để cho giặc Pháp chiếm làng thì không có chỗ dựa mà thôi). Như vậy người này đã tạo ra một Nghiệp. Kết quả là đến kiếp này phải chịu phạt: người luôn ốm yếu, gầy xanh, làm gì cũng không thành đạt, gia đình lủng củng… Sau khi được tác giả hướng dẫn lên chùa làm lễ sám hối, tạ tội trước Trời Phật và xin tha tội (vì đây là thực hiện lệnh cấp trên), và xin cúng dường Tam Bảo để chuộc lại tội lỗi của mình. Kết quả được tha tội, lập tức người trở lên khỏe mạnh, vui vẻ, làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

    Ở một vùng quê nọ có gia chủ nhiều năm tích góp, mua được một số nhẫn vàng để trong một cái lọ làm của để dành. Chẳng may một hôm đứa cháu nhỏ đem lọ vàng ra chơi, rồi bỏ đâu không biết. Chủ nhà tìm khắp nhà mà không thấy. Hôm sau bà hàng xóm quét ngõ vô tình nhặt được lọ vàng dưới cống. Bà này ém lẹm dấu đi. Ít lâu sau bà đem bán mấy cái nhẫn cho hiệu vàng. Chẳng may hiệu vàng có đánh dấu sản phẩm của mình và báo cho nhà chủ mất vàng biết. Bà chủ mất vàng sang điều đình xin lại lọ nhẫn vàng, nhưng bà hàng xóm chối, không nhận đã nhặt được lọ vàng. Ít lâu sau nhà hàng xóm xây lại nhà mới. Người mất vàng đoán người này chắc phải bán vàng của mình mới có tiền xây nhà, bèn sang điều đình chịu chia đôi số vàng đã mất. Nhưng người hàng xóm vẫn không nhận, lại còn thề độc: ”Nếu tôi nhặt được vàng của bà mà không trả, thì tôi sẽ chết không được ở cái nhà này”. Nhà đã đến lúc hoàn thiện, người thợ quét vôi đặt cái quạt điện cây giữa nhà. Bà chủ đi qua vướng chân vào giây điện quạt, bị điện giật chết tại chỗ. Vậy bà đã gieo một Nghiệp ác, thì bà phải trả cái Nghiệp này. Nếu bình thường thì bà này sẽ phải chịu cảnh mất hết của cải về sau, có thể vào kiếp này hoặc vào các kiếp sau. Nhưng bà lại thề độc cho nên Nghiệp trở nên rất nặng, đòi phải trả ngay. Kết quả là làm xong nhà rồi mà không được ở.

    Tác giả đã gặp quá nhiều cảnh sinh Nghiệp trả Nghiệp rất đa dạng, nhưng vì phạm vi một bài viết thì không thể kể hết ở đây.

 

3- Có xóa Nghiệp được không?

    Không! Sinh Nghiệp thì phải trả Nghiệp, không bao giờ được xóa. Không trả kiếp này thì các kiếp sau khác sẽ phải trả. Ta chỉ có thể khất trả Nghiệp mà thôi. Nghĩa là xin kiếp này chưa trả, mà sẽ trả vào những kiếp sau .

    Muốn khất trả Nghiệp thì ta phải lên chùa hoặc nhà thờ làm lễ xám hối, tạ tội trước Trời Phật Thánh Thần và xin khất trả Nghiệp. Nếu thành tâm sám hội thì sẽ được cho khất. Tùy tội nặng hay nhẹ mà được khất sẽ trả Nghiệp vào kiếp sau hay kiếp sau nữa, cách kiếp này một kiếp. Tác giả đã giải cho rất nhiều người về vấn đề này.

 

4- Có cách nào làm giảm Nghiệp lực không?

      Có! Chỉ có một con đường để giảm Nghiệp là tích Đức. Đức tăng thì Nghiệp giảm. Khi ta được khất sẽ trả nghiệp vào kiếp sau hoặc kiếp sau nữa thì có nghĩa là ta sẽ có thời gian kiếp này và kiếp sau để sống khỏe mạnh mà tích Đức. Đến kiếp phải trả thì Nghiệp đã giảm đi rất nhiều, việc trả Nghiệp trở nên nhẹ nhàng, có khi chỉ ốm một trận là xong. Cái hay của khất trả Nghiệp là ở chỗ này.

    Trong 1 kiếp đời Đức Nghiệp được đánh dấu những bằng cục sáng Đức hạnh và cục đen Nghiệp lực. Bạn làm một việc tốt, sẽ được ghi nhận một số cục sáng Đức hạnh. làm một việc xấu được ghi cục đen Nghiệp lực. Thí dụ: Bạn cứu môt người sắp chết đuối thì được ghi 105 cục sáng. Ngược lại, đánh vào đầu người khác gây chấn thương nghiêm trọng thì ghi 105 cục đen. Ném gạch vào đầu người khác bị ghi 91 cục đen, tát vào mặt người khác bị ghi 5 cục đen, ăn cắp 1 cái bánh mỳ: 5 cục đen, đong thiếu săng dầu: 55 cục đen v.v... Hành động bị ghi cục đen nhiều nhất là 105 cục đen, nhẹ nhất là 3 cục đen. Cục sáng cũng vậy: cứu người khỏi chết đuổi- 105 cục sáng, đưa người bị tai nạn đi cấp cứu: 55 cục sáng, cho tiền người ăn xin 5 ngàn đồng: 3 cục sáng , khuyên giải hai bên không đánh nhau: 55 cục sáng v.v... Cứ như vậy cộng dồn cả cuộc đời số cục đen và cục sáng rồi trừ đi nhau, còn cục sáng thì kiếp sau được hưởng phúc, còn cục đen thì phải trả Nghiệp lực. Cứ thế, việc tự diễn tiến, tự hạch toán, không ai tính hộ cả. Rất công bằng với mọi người.

     Cho nên đạo Phật khuyên ta phải sống thiện. Sống thiện có nghĩa là biết vì người khác, vì cộng đồng, luôn giúp đỡ mọi người, vui mừng trước thành đạt của người khác… Sống thiện thì ta tích được Đức, và giảm được Nghiệp. Cho nên bạn hãy luôn hướng tâm mình làm việc thiện, tránh việc ác. Điều này phải thường xuyên có trong tâm ta. Khi bạn đi lễ chủa hoặc những nơi thờ cúng khác, bạn muốn cầu cái gì tốt đẹp thì hãy đừng cầu cho mình, mà cầu cho mọi người. Bạn cúng dường Tam Bảo ở chùa thì đừng cầu gì cho mình, mà cầu cho Tam bảo được hằng còn, đặng dìu dát chúng sinh. Đó là bạn đang sống thiện. Bạn cố gằng truyền bá nhận thức này cho mọi người thì Đức của bạn càng được tích lớn.

    Nhân Quả là Luật tự nhiên của vũ trụ, nó tự diễn tiến, không có ai điều khiển cả. Đây là luật tự nhiên chứ không phải là Đạo Phật đề ra luật này. Đức Phật chỉ giải thích cho ta hiểu luật Nhân Quả và khuyên ta sống thiện mà thôi.

 

GS Đích.

 

                        

                                 Hoa Đỗ Quyên rừng