Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

15583951
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
585
3702
7971

Articles

Hỏi Đáp 23- NGƯỜI ÂM HƯỞNG LỘC LỄ THẾ NÀO?

Hỏi:, Mỗi khi cúng Thần linh Gia tiên xong thì thấy đồ lễ trên bàn thờ thấy vẫn còn nguyên không hao tổn gì. Xin GS cho biết, vậy người âm có hưởng lộc gì của lễ không?

Hoàng văn Bổn, Tiền Giang

 

Trả lời: Có đấy. Người âm hưởng cái Tâm của người thờ và cái Hương của đồ lễ.

 

1- Thế nào là cái Tâm của người thờ?

    Đó là cái tâm ta có chân thành hay không, hay chỉ cúng cho có lệ. Cái này đối với người âm là rất quan trọng. Người âm cần ở ta sự chân thành tưởng nhớ đến họ. Cái tâm này phải rất thành, không thể che dấu được. Nếu ta cúng mà tâm ta không chân thành thì người âm biết ngay. Người âm không nhận quần áo vàng mã ta cúng, kể cả hóa đi cũng không nhận. Họ chỉ nhận cái tấm lòng chân thành của ta muốn biếu họ một bộ quần áo hoặc tiền vàng mã. Thế thôi. Nếu ta cúng chỉ vì tham vọng cầu người âm trợ giúp, chứ không tưởng nhớ gì đến họ thì có bao nhiêu đồ lễ cũng không có ý nghĩa. Thí dụ, khi ngồi lễ Phật mà đầu óc không nghĩ đến Phật, lại nghĩ đi đâu đấy thì Phật sẽ không để tâm đến lời cầu của ta. Thần linh và gia tiên cũng vậy. Cho nên trước khi lên cúng ta phải chuẩn bị cái tâm trước, xem đã thành tâm chưa. Yêu cầu khi lên bàn thờ là tâm ta phải tịnh, lòng ta phải thành. Nghĩa là tâm ta phải tập trung cho việc lễ, lời cầu của ta phải rất chân thành, thật tâm. Vợ chồng vừa mới cãi nhau xong, hay vừa quát mắng con xong thì đừng lên bàn thờ vội, vì khi đó tâm ta chưa tịnh, nên lòng ta chưa thể thành. Lại còn phải ăn mặc chỉnh trang, thân mình sạch sẽ. Đó là thể hiện ta trân trọng người ta thờ. Khi cầu thì chỉ nên cầu trợ giúp, chứ không cầu xin cho. Nghĩa là cầu trợ giúp ta phấn đấu làm việc gì đó được thành đạt như ý muốn. Cầu xin cho thì không được cái gì đâu. Thí dụ: Không cầu cho được khỏi bệnh, mà cầu giúp cho gặp thầy gặp thuốc để chữa được bệnh. Không cầu cho con thi đỗ đại học, mà cầu chỉ dẫn cho cháu chăm học để thi có kết quả v.v…

 

2- Thế nào là cái Hương của đồ lễ?

    Người âm chỉ hưởng cái Hương, hay cái Mùi của đồ lễ. Bạn đừng tưởng cúng xong đồ lễ còn nguyên nghĩa là người âm không hưởng gì cả. Thực ra, các cụ chỉ hưởng cái Hương thơm thôi, còn cái xác của đồ lễ thì gửi lại. Bạn đọc hãy thử nghiệm xem: Cắt một khoanh giò tươi thơm, hay đĩa thịt gà thơm phức đặt lên bàn thờ cúng, sau lễ sẽ thấy mùi thơm còn rất ít. Các cụ xơi hết hương thơm rồi, phần lại cho con cháu chỉ một ít thôi (chả lẽ lại chén hết của chúng nó!?). Cho nên, hoa bị rút hương trở nên chóng tàn, chuối bị rút hương trở nên chóng chin, thịt cá bị rút hương nên ít thơm, rượu bị rút hương nên nhạt thếch v.v… Thức ăn quý là ở cái Hương chứ quý gỉ cái xác? Người Đài Loan uống trà thì đổ nước sôi vào trà, rồi rót ngay ra uống lấy cái Hương của trà. Thế là họ rất khôn. Người VN đổ nước sôi vào trà, tráng kỹ, rồi đỏ nước đầu đi (vì sợ bẩn!), rồi uống từ nước thứ 2. Thế thì mất hết hương rồi còn gì? Lại đành uống cái phần xác vậy!

    Cho nên mọi đồ lễ đều phải tươi thơm. Từ hương, hoa, trái cây, kẹo bánh, thịt rượu… đều phải tươi và thơm. Kỵ nhất là cúng đồ ôi thiu. Tránh nhất cúng đồ bị tẩm hóa chất độc hại.  Ngày nay hàng hóa tẩm hóa chất nhiều, không một cái gì không tẩm hóa chất! cho nên sắm đồ lễ bây giờ không dễ chút nào. Hương tẩm hóa chất mùi rất hắc, hoa, trái cây phun hóa chất để tươi lâu, thịt cũng tẩm hóa chất, rồi đến cả vàng mã cũng nhuộm màu đầy hóa chất. Những cái này đưa lên cúng là có lỗi lớn với người âm. Đức Phật Thích Ca Màu Ni khi giảng đạo cho các đệ tử đã nói rằng: Người đời nay hay tắc mũi vì đời trước đã dùng hương không tốt để cúng Phật.

    Có 2 mức cho phép thức ăn có tẩm hóa chất mà bạn đọc cấn biết. Đó là:

-        Mức cho phép cúng: là rất thấp, không đáng kể, và phải là hóa chất không độc hại.

-       Mức cho phép con người có thể ăn: Đó là mức cao hơn mức cúng một chút, nhưng phải đảm bảo cũng không là hóa chất độc hại.

   Cho nên mua sắm lễ bây giờ là rất khó khăn. Bạn nào có năng lượng cao thì có thể hỏi được đồ lễ này có cúng được không, có ăn được không. Còn các bạn, hãy chọn đồ tười thơm, không có mùi lạ theo kinh nghiệm bản thân vậy thôi.

   Cúng lễ chẳng dễ chút nào!

 

GS Đích

_____________________________________________________________________

 

                           TRẢ LỜI NHANH MỘT SỐ CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

1- Hỏi: Bát hương tự bốc cháy chân hương có phải là vì rất linh không?

   Trả lời: Có thể đấy là do người được thờ tự hóa chân hương vì thấy đã chặt cả bát hương. Cũng có thể đấy là cách người âm báo tín hiệu ứng nghiệm cái gì đó. Nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là vì tàn hương đang cháy rơi xuống làm cháy chân hương, nhất là vào lúc Trời nắng nóng.

 

2- Hỏi: Tàn hương trên bát hương xoắn cong có phải là vì bát hương linh không?

   Trả lời: Không phải. Tàn hương xoắn cong là do tính chất vật liệu làm hương. Cũng có thể do tẩm hóa chất mà tàn hương xoắn cong. Bát hương linh là vì đã được người được thờ chấp nhận, khi cúng là về, tàn xoắn cong hay không đều không có ý nghĩa.

 

3- Hỏi: Khi thắp hương cần thắp mấy nén? Có nhất thiết phải là số chân hương lẻ không?

   Trả lời: Chỉ cần thắp mỗi bát hương 1 nén hương là đủ. Thắp nhiều hương khói um cả nhà không ích lợi gì. Cũng không cần tính chẵn lẻ chân hương. Cứ thoải mái mà làm. Thắp hương, cái quan trọng là thành tâm, không vị vào số chân hương.

 

4- Hỏi: Trên bàn thờ tại gia có cần một bát hương thờ riêng Bà cô tổ không?

   Trả lời: Không cần. Bà cô tổ thờ trên bàn thờ là Bà cô tổ 4 đời, chỉ ở đời thứ 4 về trước ta thôi, không phải là cụ thượng tổ của dòng họ. Người này được cử là thường trực thay mặt tổ tiên quan tâm đến con cháu các đời sau, đã có thờ chung trong bát hương thờ Gia tiên rồi. Có bát thờ riêng là thừa. Nên đơn giản số bát hương để đỡ vất vả mỗi khi cúng.

 

5- Hỏi: Hàng năm chủ nhà có thể dọn bớt chân hương ở các bát hương vào ngày tháng nào?

   Trả lời: Muốn dọn chân hương các bát hương lúc nào cũng được, bao nhiêu lần cũng được. Không cần chọn ngày giờ. Không phải kiêng gì cả. Trước khi dọn chân hương, chủ nhà cần thắp hương kính cáo. Hết hương là dọn được ngay. Để lại 3 chân hương cũ, xong đốt nén hương mới kính cáo là đã dọn chân hương xong. Đồ lễ có hay không đều được.

 

GS Đích