Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

15435921
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
1034
6541
7575

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

1- Tam quy là gì?

    Đó là lòng tự nguyện của Phật tử thuận đi theo nương nhờ Tam bảo. Tam Bảo có nghĩa là ba cái rất qúy của nhà Phật. Đó là Phật bảo, tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni+ Pháp bảo là lời chỉ dạy của Đức Phật hồi còn tại thế được viết thành Kinh, và Tăng bảo là đội ngũ Tăng Ni là những người tu hành tại cửa Phật. Vì ba cái này rất quý nên mới gọi là Tam Bảo, tức là ba Bảo bối của Nhà Phật. Thuận theo ba cái này thì gọi là Quy y Tam bảo, gọi tắt là Tam quy.

    Người Phật tử muốn Quy y Tam bảo thì phải được người đại diện nhà Phật làm lễ Quy y tại chùa hoặc tại nơi có thờ Phật. Tại buổi lễ người muốn Quy y phải hứa trước Đức Phật thực hiện Ngũ giới, là 5 điều Đức Phật yêu cầu phải giữ gìn không được vi phạm. Nhà sư chủ trì lễ sẽ đọc từng điều để người phật tử Quy y hứa trước Đức Phật. Tuy nhiên, Đức Phật không bắt phật tử phải hứa tất cả 5 điều. Hứa được điều nào thì hứa, điều nào thấy chưa hứa được thì im lặng không hứa. Không hứa mà sau này vẫn làm theo thì là tốt. Nhưng đã hứa thì phải làm, không được thất hứa. Xong lễ thì người này được coi là đã bước đi bước đầu tiên vào con đường tu Phật. Như vậy ta thấy Quy y là việc làm hoàn toàn tự nguyện của mỗi người, không ai bắt buộc cả. Cái hay cuả Quy y là ở chỗ này.

2- Ngũ giới là gì?

    Ngũ giới  năm điều Đức Phật răn dạy hàng phật tử không làm. Đó là hàng rào ngăn cấm những việc xấu của thân, khẩu, ý mà các phật tử cần tránh. Đây là 5 điều khuyến khích, Đức Phật chỉ nói tránh xa, chứ không phải là cấm kỵ, vì Đức Phật không thể cấm con người ta làm việc gì xấu, chỉ có thể khuyến khích họ đừng làm mà thôi. Qua đây ta thấy Đức Phật không đặt mình vào vai người trên ra lệnh, là cái rất tế nhị của Đức Phật.

3- Mục đích của ngũ giới

    Một người phật tử khi đã Quy y Tam bảo tức là đã bước được bậc thang đầu tiên vào con đường tu Phật, còn rất chập chững. Nếu không khéo sẽ bước lệch những bước tiếp theo mà không thể tới đích để giác ngộ. Vì vậy, Đức Phật mới đặt ra 5 giới, nhằm giúp cho người Phật tử đi đúng hướng mà hưởng được quả báo tốt đẹp. Nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không thể tiến bước tới nữa. Năm giới này không những để tiến bước trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hạnh phúc cho gia đình và xã hội ngay ở cõi Trần. 

4- Hiểu đúng về Ngũ giới như thế nào?

    Qua hơn 2500 năm, lời giảng đạo của Đức Phật được ghi thành Kinh đã được in tái bản và biên soạn lại hàng ngàn lần. Cứ mỗi lần biên tập tái bản, người viết lại lồng ghép thêm tâm ý của mình vào, nên lời Kinh trở nên không còn chuẩn xác đúng. Rồi qua các bản dịch ra tiếng các nước cũng sai lệch đi. Rồi qua nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo, kinh cổ bị đốt và thất thoát nhiều, nay không ai có thể tìm được bộ Kinh cổ xưa để mà đối chiếu. Vì vậy người biên tập viết sao là biết vậy. Hậu quả là lời Kinh hiện có nhiều chỗ không còn chính xác là lời Phật dạy. Hiểu đúng lời Phật trong Kinh hiện nay là một vấn đề lớn.

    Riêng về Ngũ giới, tác giả đã đọc nhiều quyển kinh với các bản in khác nhau, thấy lời Kinh không hoàn toàn giống nhau, chứng tỏ khâu biên tập về sau có làm sai lệch. Còn những bài giảng của các tác giả khác nhau thì thêm bớt rất nhiều theo ý hiểu của mình. Sau khi được Đức Phật chỉ giáo, tác giả xin nêu ra đây nội dung Ngũ giới đúng với ý giảng của Đức Phật như dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Ngũ giới đó là:

1. Tránh xa sát sinh (Pànàtipàtà veramanì), hiểu là “Không sát sinh” cũng được.

2. Tránh xa trộm cắp(Adinnàdàna veramanì), hiểu là “Không trộm cắp” cũng được.

3. Tránh xa tà dâm(Kàmesu micchàcàrà veramanì), hiểu là “Không tà dâm” cũng được.

4. Tránh xa nói dối(Musà vàdà veramanì), hiểu là “Không nói dối” cũng được.

5. Tránh xa uống rượu và dùng các chất say(Suràmeraya majjappamàdatthàna veramanì), hiểu là “Không uống rượu” cũng được.

    Hiện nay có nhiểu tài liệu và cả một số ấn phẩm Kinh Phật đã viết không chính xác lời dạy của Đức Phật về Ngũ giới, nên tác giả xin nêu những điều cần hiểu đúng như sau:

1) Không sát sinh

    Tức là không giết người, là đồng loại của mình, và không diệt chủng các sinh vật khác. Việc này Đức Phật cấm không cho Phật tử làm, chứ không phải chỉ khuyên không nên làm. Các Tăng Ni không giết để ăn thịt các sinh vật khác, nhưng mua thịt về ăn thì không bị cấm. (Thời Đức Phật còn tại thế, khi đi hành khất, dân cho thịt cá, mang về cúng Tam Bảo xong Người cũng ăn).

Không sát sinh không có nghĩa là không giẫm chết một con kiến. Ăn thịt lẫn nhau là bản chất sinh tồn của động vật: Hổ sư tử phải ăn hươu nai, mèo rắn phải ăn chuột, con người phải ăn thịt lợn gà tôm cá v.v... Đó không phải là tội. Nhưng không được ăn thịt đồng loại: Hổ không ăn Hổ, chó mèo không ăn chó mèo, người không được ăn thịt người.

Không sát sinh còn có nghĩa không giết súc vật mang tính diệt chủng như: Săn bắt súc vật vào mùa sinh đẻ, đánh cá bằng nổ mìn, xả thải chết cả một sông hồ v.v…Tội này rất nặng, nhất định sẽ bị phạt về sau. Cần hiểu diệt dịch (như dịch sâu cắn lúa, dịch cúm gia súc, dịch châu chấu tàn phá mùa màng hay phá rừng, diệt dịch chuột tàn phá mùa màng, diệt chim mang vi rút gây bệnh v.v…),  tuy có diệt hàng loạt, nhưng không phải là diệt chủng, vì không làm chúng tiệt chủng.

2) Không trộm cắp

Lấy trộm từ cái kin sợi chỉ, lừa gạt người khác, cho đến trốn lậu thuế đều gọi là tội trộm cắp. Cướp giật, tham ô công quỹ, tham nhũng, ăn chặn của dân, ăn chặn quỹ từ thiện… đều là tội trộm cắp rất nặng. Cần hiểu trộm cắp là điều cấm đối với mọi người, tại mọi nơi, mọi lúc, mọi giai đoạn lịch sử, mọi nền kinh tế xã hội, không khoan trừ một trường hợp nào.

3) Không tà dâm

    Là không quan hệ tình dục bừa bãi. Đức Phật không cấm tình dục, nhưng cấm tình dục bừa bãi, vì tình dục bừa bãi sẽ dẫn đến mất sinh lực và tâm trí để tu luyện, đổ vỡ hạnh phúc gia đình, là cái nhân gây đau khổ cho mình cho người khác. Tình dục với nhiều người nhưng đồng thuận và không phạm quy định của Luật pháp và phong tục địa phương tuy không phạm tội tà dâm, nhưng sẽ bị hao tổn sinh lực, ảnh hưởng xấu đến việc tu luyện. Những người cưỡng bức tình dục, tình dục với trẻ em đều là phạm tội tà dâm nặng. Giúp người khác thực hiện tà dâm cũng là tội tà dâm. Chưa bao giờ Đức Phật cấm nhà sư không được có vợ có chồng, có chăng đó chỉ là giới luật của các đạo giáo địa phương ngày nay mà thôi.

4) Không nói dối

    Nói dối ở đây là nói dối để cầu lợi cho mình, làm hại người khác. Nếu nói dối để vui cười giải trí, hoặc để trấn an người bệnh, hoặc để cứu mạng người, bảo vệ chân lý, để đánh lạc hướng kẻ thù (như trong chiến tranh người ta còn lập trận giả, tạo mục tiêu giả), để giữ bí mật quốc gia v.v.. thì không phạm điều cấm kỵ này.

5) Không uống rượu

    Đức Phật chỉ cấm uống rượu dẫn đến bê tha, mất tâm trí sáng suốt để tu luyện. Kể cả các thứ như á phiện, xì ke, ma túy đều không được dùng.

    Đức Phật khi giảng về Ngũ giới chỉ khuyên phật  tử không nên làm, chứ không nói đến người vi phạm sẽ bị phạt. Thực tế thì vi phạm Ngũ giới đều là phạm tội lỗi, nên sẽ tùy mức nặng nhẹ mà bị phạt theo luật người Trần và luật Nhân- Quả. Nếu có lọt được tội theo luật cõi Trần thì cũng không lọt được tội theo luật cõi Trời.  

    Mọi người giữ được Ngũ giới thì tâm hồn thanh cao, gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển, tu luyện thành đạt.

 

GS.Đích