Các Bài viết T

Tìm đọc các bài đã viết:

 

Bài 1- PHÙ TRANH TÂY TẠNG DÙNG CHO PHONG THỦY NHÀ

Bài 3: CẢNH BÁO BỆNH TỰ KỶ CỦA TRẺ EMxem tiếp...

Bài 4: SỬ DỤNG BÀN THỜ THẾ NÀO?xem tiếp...

Bài 5: SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ ?xem tiếp... 

Bài 6: PHÙ CẦU TÀIxem tiếp...

 

Bài 8- PHONG THỦY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NHÀ ? xem tiếp...

Bài 9- TU TÂM VÀ CHỮA BỆNHxem tiếp...

Bài 10- TẾT Kỷ Hợi 2019 xem ngày đầu năm 

Bài 11- XÂY MỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?xem tiếp...

Bài 12- VỀ ĐẤT PHẬTxem tiếp...

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CONxem tiếp...

Bài 14- BỐC BÁT HƯƠNGxem tiếp...

Bài 15- BẠN ĐÃ BIẾT BẠN LÀ AI CHƯA?xem tiếp...

Bài 16- CON NGƯỜI TA KHI CHẾT VỀ ĐÂU?xem tiếp...

Bài 17- HỌC KHÍ CÔNGxem tiếp...

Bài 18- LUẬT NHÂN QUẢxem tiếp...

Bài 19- LỄ CÚNG ÔNG CÔNG 23 tháng Chạp xem tiếp...

Bài 20- CÚNG ĐẦU NĂM MỚI

Bài 21- NGÀY XUÂN ĐI LỄ CHÙA

Bài 22- VÌ SAO BẠN BỊ PHẠT?

Bài 23- CÂY CÓ TÌNH CẢM KHÔNG?

Bài 25- CHẾT VÌ MIẾNG ĂN

Bài 26- CHÙA MYAMA

Bài 27- CẦU CON    

Bài 28- BỆNH VIRUT EBOLA CHÚ Ý GÌ?

Bài 29- LỄ CHÙA

Bài 30- ĐỊA LINH CỔNG TRỜI CAO BẰNG 

Bài 32- KIM MỘC THỦY HỎA THỔ LÀ GÌ?

Bài 33- CẢNH BÁO BỆNH U BƯỚU QUÁ NHIỀU

Bài 34- TRI ÂN

Bài 35- NGƯỜI TRỜI VÀ NGƯỜI TRẦN

Bài 36- PHÚ MỪNG XUÂN ẤT MÙI

Bài 37- HOA RỪNG ĐẦU XUÂN

Bài 38- CỐNG HIẾN

Bài 39- THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Bài 40- Tỷ lệ tâm linh

Bài 43- Tác dụng của Thiền

Bài 44- BẠN CẦN BIẾT

Bài 45- CHỮA BỆNH BẰNG PHÁT NĂNG LƯỢNG LÀ THẾ NÀO?

Bài 46- AN TÁNG

Bài 47- CÔNG CỤ PHẦN LINH PHẠT NGƯỜI TRẦN CÓ TỘI

Bài 48- HIỂU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY

Bài 49- THẾ GIỚI SONG HÀNH

Bài 50- SAI LẦM TO LỚN CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY LÀ GÌ?

Bài 51- HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

Bài 53- TRỜI LÀ GÌ?

Bài 54- Nền văm minh nhân loại

Bài 52- NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM THẾ NÀO?

Bài 55- TU LUYỆN ĐỂ LÊN TẦNG CAO

Bài 57- CHƯA BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TỰ KỶ THÌ LÀM THẾ NÀO?

Bài 58- Chỉ số rung động tâm hồn con người

Bài 60- PHONG THỦY THẾ ĐẤT VIỆT NAM

Bài 61- ỨNG XỬ VỚI CÁI CHẾT THẾ NÀO?

Bài 62- NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY BẠN CẦN HIỂU ĐÚNG

Bài 65- NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Bài 66- HỎI AI?

Bài 67-MỘT SỐ THÔNG TIN VŨ TRỤ

Bài 68- DỰ BÁO TIẾN BỘ LOÀI NGƯỜI

Bài 69- XÂY CHÙA CẦN CHÚ Ý GÌ?

Bài 70- KHAI MỞ LÀ GÌ?

Bài 71- ÂM DƯƠNG- cặp đôi song hành trong vũ trụ

Bài 72- ĐỘ SÂU VÔ HÌNH LÀ GÌ?

Bài 74- ĐẠO GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Bài 76- Thờ Trời thế nào?

Bài 77- BẠN CÓ MUỐN GẶP ĐỨC PHẬT KHÔNG?

Bài 78- Bài tập sống khỏe

Bài 79- Quy tắc số 9 của Trời

Bài 80- Vì sao Tu luyện là bổn phận của mỗi người?

Bài 81- Giác ngộ là gì?

Bài 82- LỊCH ÂM DƯƠNG

Bài 83- Đặc điểm kỳ vĩ của con người Trần

Bài 84- Thờ Trời thế nào?

Bài 85- Mệnh của người Trần

Bài 89- Tà Đạo 1

Bài 90- Trời Thượng quyền

Bài 91- Tà đạo 2

Bài 93- Phật Tiểu thừa và Đại Thừa là thế nào?

Bài 94- Tranh MANDALA Trời

Bài 95- Ai nhìn thấy người âm?

Bài 96- Thờ Trời Thượng quyền

Bài 98- Lễ rằm tháng Giêng

Bài 100- Người hành tinh Zoh thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 101- Người hành tinh Thiaooba thăm Nhà thờ Trời Phật

Bài 102- Điều các nhà sư cần làm

Bài 103- Nghệ thuật leo núi

Bài 110a- Mật tông Phật giáo là gì?

Bài 110b- Tịnh độ tông và Thiền tông

Bái 110c- Đạo sĩ là gì

Bài 110d- Tà Mẫu là gì?

Bài 110e- Bề Trên

Bài 110f- 9 Luật Trời

Bài 110g- KHẢO VƯỢT

Bài 110i-Giá trị của tiền

Bài 110k- Bệnh sỹ người lớn

Bài 110l- Cái gì mang đi khi ta chết

Bài 110m- VÌ SAO?

Bài 110n- Bát hương cháy lành dữ?

Bài 110p- Mệnh và chuyển đổi Mệnh của người Trần

Bài 110q- Chim Yến đáng thương

 

Thống kê truy cập

15435367
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
480
6541
7021

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CON

Bài 13- ĐẶT TÊN CHO CON

1- Yêu cầu đặt tên cho con

   Tên là sản phẩm cha mẹ trao cho con trong suốt cuộc đời. Vì vậy cần phải thận trọng trong việc này. Rất tiếc hiện nay không ít cha mẹ đặt tên cho con theo ý thích rất tùy tiện, tên rất rườm rà, dẫn đến tên của con không hợp gì với mệnh của nó, lại phức tạp, gây khó cho con suốt cả cuộc đời.

   Đặt tên cho con cần đảm bào mấy yêu cầu sau đây:

Tên phải đơn giản, rõ nghĩa. Chị Hoa hoặc anh Cường là rõ nghía rồi;

Tên phải dễ đọc dễ nghe. Anh An dễ đọc hơn anh Duyện;

Họ và Tên phải sáng rõ giới tính. Nữ thường có tên là Hồng, Hoa, An, Tuyết. Nam thì có tên là Quyết, Cường, Quốc… Giới nữ cần có chữ Thị để khảng định giới tính. Anh Nguyễn Văn Hồng. Chị Nguyễn Thị Hồng. Nguyễn Văn Giang đã rõ là nam, còn Nguyễn Hồng Giang thì không biết là nam hay nữ. Nhưng Nguyện Thị Hồng Giang thì đích thị là nữ rồi;

Họ và Tên phải sáng rõ dòng họ. Theo tập quan dân tộc Việt Nam thì tên con cần lấy Họ của bố, không lấy họ của mẹ vào tên con. Gọi là Nguyễn Văn An. Không gọi là Nguyễn Trần Văn An. Người VN không có dòng họ Nguyễn Trần văn. Nguyễn là Nguyễn, Trần là Trần, không ghép nhau được. Tập quán theo dòng họ bố có tính linh của dòng họ. Ghép hai họ làm nhiễu loạn tính linh, đồng thời gây phiền toái cho đứa trẻ mỗi khi phải khai họ và tên. Hiện nay việc đặt 2 họ vào tên con đang rất tùy tiện, vô cớ, chỉ thích cho vui, nhưng lại hại cho trẻ. Mặt khác biến dòng họ mẹ thành một chữ đệm cho tên con là xem thường họ ngoại của trẻ. (Cả dòng họ chỉ đáng cái tên đệm!). Việc này hại cho trẻ. Lại có người bố tên Trần Văn An, đến con lại là Trần Thành Đạt, đến cháu lại là Trần Anh Tuấn. Thế là loạn cả, ba đời không ai theo ai. Thế thì còn gì là dòng họ? Ở Việt Nam dòng họ Trần chỉ có Trần Văn..., Trần Hữu..., Trần Đình..., Trần Huy... Không có cái gọi là Trần Anh..., Trần Thành... Cho nên đặt tên cho con cháu phải giữ đúng dòng họ chuẩn mực mới nhờ được Phúc của Nội tộc. Vì đặt tên con loạn cả, nên những đời gần đây thấy sinh ít người tài so với những đời trước, thậm chí lưu manh trộm cướp lại nhiểu. 

Họ và tên nên có đủ 3 từ: Trần Văn Ba, Trần Hữu Thành, Trần Đình Huệ, Trần thị Hoa. Không nên phức tạ hóa thành Trần Văn Thanh Ba, Trần Hữu Tất Thành, Trần thị Mỹ Hoa v.v... Tất cả những cái từ mỹ miều đó thêm vào chỉ là sáo rỗng, làm phức tạp thêm cuộc sống cho trẻ. Thế là dại, là không thông minh. Cái gì đơn gỉản vẫn luôn quý. Bây giờ có khuynh hướng đặt tên cho con 4 từ, thậm chí 5 từ. Làm như 3 từ là thua chị kém em! Thật là tai hại cho trẻ. Cha mẹ đang tra tấn trẻ bằng cái tên mỹ miều đầy tham vọng trongsuốt cả cuộc đời!

 2- Nguyên tắc đặt tên con

   Đặt tên phải xét đến Hành của các dấu của Họ Tên và Tứ trụ. Chữ Việt Nam có 5 dấu Huyền Sắc Nặng Hỏi Ngã, tương ứng với 5 Hành Mộc, Kim, Thổ, Hỏa, Thủy. Đây là đặc điểm chữ viết có liên quan đến dòng giống người VN. Cho nên muốn đặt tên cho con chuẩn xác thì phải xác định Hành của các dấu của Họ, Tên và Tứ trụ. (Khác với Trung Quốc đặt tên theo nét chữ, vì chữ TQ viết theo từng nét chữ, không theo a,b,c…).

  1.  Họ và Tên phải tương sinh tương hoà với nhau. Hành của Họ sinh cho hành của Tên thì đứa trẻ sẽ được hồng phúc của dòng họ. Nếu khắc thì mất hồng phúc.
  2.  Họ và Tên phải tương sinh tương hoà với Tứ trụ. Tứ trụ gồm có Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh của đứa trẻ. Hành của Tứ trụ sinh cho hành của Tên thì đứa trẻ được Trời Đất trợ giúp, ngược lại, khắc thì thân cô thế cô, không được Trời đất trợ giúp, nên đưa bé vào đời sẽ rất vất vả.
  3.  Trật tự tốt xấu của quan hệ các Hành trong Họ Tên và Tứ trụ như sau: 

- Tứ trụ sinh cho Họ để Họ sinh Tên: Rất tốt;

- Tứ trụ sinh Tên để Tên sinh Họ: Tốt;

- Họ sinh Tứ trụ để Tứ trụ sinh Tên: Tốt;

- Họ sinh Tên để Tên sinh Tứ trụ: Tốt;

- Tên sinh Tứ trụ để Tứ trụ sinh Họ: Tốt;

- Tên sinh Họ để Họ sinh Tứ trụ: Tốt.

- Họ sinh Tên: Rất tốt;

- Tên sinh Họ: Tốt;

- Mọi khắc đều là xấu, không dùng để đặt tên.

Cần nhớ: Khi xét quan hệ ngũ hành của Tứ trụ và Họ Tên thì luôn ưu tiên tham sinh quên khắc”. Nghĩa là: xét sinh trước, hết sinh mới xét đến khắc.

 

3- Xác định Hành của Họ, Tên và Tứ trụ 

    I. Hành của Họ và Tên xác định theo dấu:

     Dấu huyền và không dấu (-, o) hành Mộc. Thí dụ Họ Trần, Phan, Tên Hoa, Cầu.

     Dấu sắc (/) hành Kim. Thí dụ: Họ Phí, tên Tính, Bính.

     Dấu nặng () hành Thổ (nặng như đất). Thí dụ: Họ Đặng, tên Thịnh, Cận.

     Dấu hỏi (?) hành Hỏa. Thí dụ: Họ Khổng, tên Hảo.

     Dấu ngã (~) hành Thủy. Thí dụ: Họ Nguyễn, tên Liễn (chú ý: tên Thủy có dấu hỏi nên hành Hỏa).

 

    II. Hành của Tứ trụ xác định theo Hành của Địa chi năm tháng ngày giờ sinh của trẻ.

    Dần Mão hành Mộc, Thìn Tuất Sửu Mùi hành Thổ, Tị Ngọ hành Hỏa, Thân Dậu hành Kim, Hợi Tý hành Thủy. (không  cần quan tâm Thiên Can).

   Khi xét Tứ trụ thì lấy theo lịch Âm: Tháng lấy theo Tiết khí, năm lấy theo Lập xuân. Nghĩa là Tháng lấy từ Tiết khí tháng trước đến Tiết khí tháng sau. Năm tính từ ngày Lập xuân năm trước tới Lập xuân năm sau. Ngày Tiết khí và ngày Lập xuân đều có ghi trong Lịch vạn niên.

 

4- Thế nào là Họ và Tên tương sinh tương hòa?

   Tương sinh tương hòa ở đây là nói đến quan hệ giữa Hành của Họ và Tên. Tương sinh là Họ sinh cho Tên hoặc Tên sinh cho Họ là tốt. Tương hòa là Họ và Tên đồng hành, cũng là tốt. Tương khắc là Họ khắc Tên hay Tên khắc Họ, đều xấu. Với Tứ trụ cũng vậy. Tứ trụ sinh cho Họ hay Tên là tốt, khắc là xấu. Vòng tương sinh tương khắc của ngũ hành thể hiện ở Hình 1: Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim. Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa khắc Kim.

              

              Hình 1- Sơ đồ ngũ hành tương sinh tương khắc

5- Thí dụ đặt tên

Đặt tên có 2 bước:

-    Bước 1: Đặt tên sơ bộ (để làm giấy chứng sinh ở nhà hộ sinh), sao cho Họ bố sinh cho Tên con theo sơ đồ Hình 1. Cái này dễ, ai cũng làm được.

-    Bước2: Đặt tên chính thức (để làm giấy khai sinh ở UBND) sao cho được quan hệ tương sinh như mục 2).

Thí dụ1: Bố họ Nguyễn Văn. Trẻ sinh giờ Tuất, ngày Thìn, Tháng Hợi, năm Dần. Tên sơ bộ đặt là Nguyễn Văn Ban, được Họ Thủy sinh Ban Mộc: Rất tốt.

   Hành Tứ trụ như sau: Giờ Tuất Thổ, ngày Thìn Thổ, tháng Hợi Thủy, năm Dần Mộc. Theo Hình 1 ta có: Thủy tháng sinh Mộc năm khắc Thổ ngày giờ. Vậy Tứ trụ của cháu có hành Thổ suy (vì Thổ bị khắc nên suy, nếu được sinh thì vượng).

   Bây giờ ta xét tương quan các hành của Họ Thủy, Tên Mộc và Tứ trụ Thổ. Thổ khắc Thủy và Mộc khắc Thổ là xấu. Ta phải tìm tên khác cho cháu để được quan hệ tương sinh. Bây giờ ta đặt tên cháu có dấu sắc, hành Kim, thí dụ tên Tính. Khi đó Thổ Tứ trụ sinh Kim Tên để sinh Họ Thủy. Đứa trẻ khi đó được Trời Đất sinh phù, lớn lên vào đời vững vàng, sau này sẽ chăm nom dòng họ, Rất tốt.

Thí dụ 2: Bố họ Phạm Hữu. Con sinh giờ Hợi, ngày Thân, tháng Thìn, năm Mão. Tên sơ bộ đặt là Phạm Hữu Hiển, được Tên Hỏa sinh Họ Thổ: Tốt.

   Hành của Tứ trụ như sau: giờ Hợi Thủy, ngày Thân Kim, tháng Thìn Thổ, năm Mão Mộc. Ta có: Tháng Thổ sinh ngày Kim, sinh giờ Hợi Thủy, sinh năm Mão Mộc. Vậy Tứ trụ có Mộc vượng. Được Mộc Tứ trụ sinh Hỏa Tên sinh Thổ Họ là quan hệ tương sinh: tốt. Tên sơ bộ có thể coi là tên chính thức.

 

Chú thích: 

- Đối với những trẻ đã đặt tên trước đây mà nay thấy không hợp thì có thể đổi tên theo 2 cách: 1) Nếu trẻ còn chưa đi học thì ra Tư Pháp phường xã hoặc quận huyện xin thay lại tên khai sinh. 2) Nếu trẻ đã đi học không thể thay đổi tên được nữa thì đặt cho cháu một tên thường dùng cho hợp ngũ hành nêu trên. Khi đó mọi người thân gọi bằng tên này. Còn tên khai sinh thì chỉ dùng mỗi khi có khai lý lịch. Người lớn cũng vậy, thường có tên bí danh. Khi thay tên xong thì phải thắp hương kính cáo Thần linh và gia tiên được biết để phù hộ cho tên mới.

- Bạn đọc nào muốn hiểu kỹ vấn đề này thì cần tìm đọc cuốn sách của tác giả:

"Âm Dương cuộc sống đời thường", có chỉ dẫn trong trang web này. Chỉ với bài viết này thì bạn khó hiểu hết được.

 

GS Đích.